Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: tháng 5 2016

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

TIÊU SRILANKA

Một số hình ảnh tiêu Srilanka 
Những đặc tính tốt của cây tiêu thì giống Srilanka 

  • Sinh lý mạnh 
  • Phát triển nhanh 
  • Chuỗi đơn đạt >90% 
  • Chuỗi dài 22 _ 25cm 
  •  Năng suất rất cao


Hình ảnh tiêu Srilanka 1



Hình ảnh tiêu  Srilanka 2


Hình ảnh tiêu Srilanka 3







Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Đôn gốc cho cây tiêu là như thế nào?


Đôn gốc là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn. Vì cây từ nhánh lươn phát triển nhanh và chậm cho ra nhánh ác, nên người ta thường áp dụng biện pháp đôn dây, với mục đích kích thích dây sản xuất nhiều tược non và rậm gốc
Trong giai đoạn đầu, dây phát triển nhánh và ít đâm tược. Đến mùa mưa năm thứ hai, khi dây tiêu leo cao được 1,5 - 2 m tức là lúc dây đã bắt đầu cho nhánh ác và trái ở phần 1,5 - 2 m trở lên, còn phần dưới chỉ có một dây thân duy nhất không có nhánh ác, dây tiêu bị trống gốc gọi là “tiêu mặc quần đùi”. Để tránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta nhẹ nhàng gỡ dây xuống ra khỏi nọc, khoanh tròn trên mặt quanh hốc phần dây thân không có nhánh  ác (sau khi đã lặt hết lá), chừa đoạn đọt có mang nhánh ác lại và được buộc vào nọc tiêu. Sau đó phần dây thân sẽ được lắp đất lại, để gia tăng hệ thống rễ của dây tiêu, đồng thời giúp dây tăng thêm nhiều tược non
Điều cần lưu ý là sau khi khoanh dây xong, không nên lắp đất liền, vì làm như vậy dây sẽ bị thối và chết, việc lắp đất nên tiến hành từ từ. Lúc đầu dùng các cục đất dằn trên các đốt mặt để dây tíêp xúc với mặt đất trồng, khi thấy các đốt thân bắt đầu lú rễ ra mới lắp đất từ từ vào. Lúc đầu nên lắp một lớp đất thật mỏng, có nhiều chất hữu cơ để kích thích dây ra rễ và tránh úng nước gây thối dây (vì công việc này tiến hành vào đầu mùa mưa). Với cách này thường làm cho gốc tiêu được sum xuê có nhánh ác từ dưới lên trên, tránh hiện tượng tiêu “mặc quần đùi” có năng suất  thấp
Nguồn: Thư viện điện tử
Đôn gốc là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn. Vì cây từ nhánh lươn phát triển nhanh và chậm cho ra nhánh ác, nên người ta thường áp dụng biện pháp đôn dây, với mục đích kích thích dây sản xuất nhiều tược non và rậm gốcTrong giai đoạn đầu, dây phát triển nhánh và ít đâm tược.



Đến mùa mưa năm thứ hai, khi dây tiêu leo cao được 1,5 - 2 m tức là lúc dây đã bắt đầu cho nhánh ác và trái ở phần 1,5 - 2 m trở lên, còn phần dưới chỉ có một dây thân duy nhất không có nhánh ác, dây tiêu bị trống gốc gọi là “tiêu mặc quần đùi”.

Để tránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta nhẹ nhàng gỡ dây xuống ra khỏi nọc, khoanh tròn trên mặt quanh hốc phần dây thân không có nhánh  ác (sau khi đã lặt hết lá), chừa đoạn đọt có mang nhánh ác lại và được buộc vào nọc tiêu. Sau đó phần dây thân sẽ được lắp đất lại, để gia tăng hệ thống rễ của dây tiêu, đồng thời giúp dây tăng thêm nhiều tược nonĐiều cần lưu ý là sau khi khoanh dây xong, không nên lắp đất liền, vì làm như vậy dây sẽ bị thối và chết, việc lắp đất nên tiến hành từ từ.

Lúc đầu dùng các cục đất dằn trên các đốt mặt để dây tíêp xúc với mặt đất trồng, khi thấy các đốt thân bắt đầu lú rễ ra mới lắp đất từ từ vào. Lúc đầu nên lắp một lớp đất thật mỏng, có nhiều chất hữu cơ để kích thích dây ra rễ và tránh úng nước gây thối dây (vì công việc này tiến hành vào đầu mùa mưa). Với cách này thường làm cho gốc tiêu được sum xuê có nhánh ác từ dưới lên trên, tránh hiện tượng tiêu “mặc quần đùi” có năng suất  thấp

Nguồn: Thư viện điện tử

Xin cho biết cách tỉa hình đối với cây tiêu trồng bằng nhánh thân?

Xin cho biết cách tỉa hình đối với cây tiêu trồng bằng nhánh thân?
Ở mỗi bụi tiêu sau khi trồng từ 6 tháng đến một năm, thường người ta chừa khoảng 3 - 4 thân chính để leo lên nọc. Khi cây dài được 60 - 90 cm mà vẫn chưa cho nhánh ác, thì người ta cắt phần thân trên, chỉ chừa lại khoảng 20 - 30 cm cách mặt đất hay cắt ở đốt thấp nhất không mang nhánh ác. Phần dây cắt được dùng để làm hom nhân giống rất tốt (vì đây là nhánh thân)
Sau khi cắt đọt lần thứ nhất một thời gian, tược mới (bậc 2) phát triển thêm được 8 - 9 đốt nữa, nếu dây vẫn cưa cho nhánh ác thì người ta lại cắt đọt lần thứ hai, cách chỗ đâm tược 2 - 3 đốt. Dây thân có  thể cắt đều như vậy nhiều lần trước khi dây leo lên hết chiều cao của nọc (3 - 4 m). Sau đó thì các đọt tận cùng cũng cắt xén định kì để khống chế chiều dài của thân bằng chiều cao của cây nọc
Thường người ta cắt đọt tận cùng vào đầu mùa mưa. Mục đích của việc cắt đọt nhiều lần là tạo cho dây tiêu có nhánh ác đều từ gốc lên ngọn để có năng suất  cao, tránh trường hợp dây lên cao 1 - 2 m mới bắt đầu cho nhánh ác, để lại một khoảng trống ở gốc mà nông dân thường gọi là tiêu “mặc quần đùi”. Trong trường hợp đọt mới phát triển mà cho ra nhánh ác sớm thì không phải cắt đọt (thường gặp trên tiêu trồng từ nhánh thân) để tự nhiên tiêu leo lên nọc
Nguồn: Thư viện điện tử
Ở mỗi bụi tiêu sau khi trồng từ 6 tháng đến một năm, thường người ta chừa khoảng 3 - 4 thân chính để leo lên nọc.

Khi cây dài được 60 - 90 cm mà vẫn chưa cho nhánh ác, thì người ta cắt phần thân trên, chỉ chừa lại khoảng 20 - 30 cm cách mặt đất hay cắt ở đốt thấp nhất không mang nhánh ác. Phần dây cắt được dùng để làm hom nhân giống rất tốt (vì đây là nhánh thân).



Sau khi cắt đọt lần thứ nhất một thời gian, tược mới (bậc 2) phát triển thêm được 8 - 9 đốt nữa, nếu dây vẫn cưa cho nhánh ác thì người ta lại cắt đọt lần thứ hai, cách chỗ đâm tược 2 - 3 đốt. Dây thân có  thể cắt đều như vậy nhiều lần trước khi dây leo lên hết chiều cao của nọc (3 - 4 m).

Sau đó thì các đọt tận cùng cũng cắt xén định kì để khống chế chiều dài của thân bằng chiều cao của cây nọcThường người ta cắt đọt tận cùng vào đầu mùa mưa. Mục đích của việc cắt đọt nhiều lần là tạo cho dây tiêu có nhánh ác đều từ gốc lên ngọn để có năng suất  cao, tránh trường hợp dây lên cao 1 - 2 m mới bắt đầu cho nhánh ác, để lại một khoảng trống ở gốc mà nông dân thường gọi là tiêu “mặc quần đùi”.

Trong trường hợp đọt mới phát triển mà cho ra nhánh ác sớm thì không phải cắt đọt (thường gặp trên tiêu trồng từ nhánh thân) để tự nhiên tiêu leo lên nọc

Nguồn: Thư viện điện tử

Khi nào thì cần tiến hành buộc dây cho tiêu và buộc như thế nào?


Khi nào thì cần tiến hành buộc dây cho tiêu và buộc như thế nào?
Sau khi trồng từ 1 - 2 tháng, mỗi hom mọc được thêm hai tược (khi trồng bằng hom thân) như vậy mỗi bụi sẽ có 4 - 5 tược. Tược lên đến đâu phải buộc lên đến đó để rễ bám chắc vào nọc thì mới cho nhánh ác (nhánh cho trái) nếu không buộc thì dây tiêu sẽ ngã ra ngoài, dây ốm ýêu và không cho ra nhánh ác
Dây dùng để buộc phải dùng loại dây chắc, bền, không thấm nước, tốt nhất là dùng loại dây nylon mỏng để buộc, không nên dùng dây chuối khô hay các loại dây có tinh giữ nước khác, vì sẽ làm mầm bệnh phát triển ngay chỗ buộc làm đứt dây tiêu. Ki buộc không nên buộc quá chặt cũng không nên buộc quá lỏng và phải xếp đều đặn các thân tiêu trên nọc. Trong khoảng thời gian đầu mới trồng cây phát triển nhanh, nên hàng tuần phải tiến hành buộc dây cho tiêu.
Nguồn: Thư viện điện tử
Sau khi trồng từ 1 - 2 tháng, mỗi hom mọc được thêm hai tược (khi trồng bằng hom thân) như vậy mỗi bụi sẽ có 4 - 5 tược. Tược lên đến đâu phải buộc lên đến đó để rễ bám chắc vào nọc thì mới cho nhánh ác (nhánh cho trái) nếu không buộc thì dây tiêu sẽ ngã ra ngoài, dây ốm ýêu và không cho ra nhánh ác.



Dây dùng để buộc phải dùng loại dây chắc, bền, không thấm nước, tốt nhất là dùng loại dây nylon mỏng để buộc, không nên dùng dây chuối khô hay các loại dây có tinh giữ nước khác, vì sẽ làm mầm bệnh phát triển ngay chỗ buộc làm đứt dây tiêu.

Khi buộc không nên buộc quá chặt cũng không nên buộc quá lỏng và phải xếp đều đặn các thân tiêu trên nọc. Trong khoảng thời gian đầu mới trồng cây phát triển nhanh, nên hàng tuần phải tiến hành buộc dây cho tiêu.

Nguồn: Thư viện điện tử

Mùa trồng và khoảng cách trồng thích hợp cho tiêu?

Mùa trồng và khoảng cách trồng thích hợp cho tiêu?
Mùa trồng tiêu thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ độ ẩm. Như vậy:
Ở ĐBSCL thì trồng tốt nhất từ tháng 5 - 8
Miền Đông Nam Bộ trồng trong khoảng tháng 6 - 8
Vùng Tây Nguyên trồng trong khoảng từ tháng 5 - 7
Vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên mùa trồng nên bắt đầu từ tháng 8 - 10, khi hết mùa gió Lào và trời đã bớt nắng gắt
Tiêu là loại cây thích ánh sáng, nếu tiêu dây vườn bị rợp, quang hợp kém, tiêu cho ít hoa lưỡng tính và tiêu dễ bị bệnh. Khoảng cách trồng ít nhất là 2m x 2m tức là với mật độ 2500 nọc/ha. Trong tường hợp của ĐBSCL đất có xẻ mương để lên líp nên diện tích mưong chíêm khoảng 30 %. Do đó tổng số cây còn lại khoảng 1700 nọc/ha. Khi trồng dây tiêu ít bị nhánh ác, nhánh ác có lóng dài... ít gié trái, tỉ lệ đậu trái thấp, nên dễ bị “bồ cào” tức tiêu thưa hạt và hạt nhỏ
Nguồn: Thư viện điện tử
Mùa trồng tiêu thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ độ ẩm.

Như vậy:Ở ĐBSCL thì trồng tốt nhất từ tháng 5 - 8Miền Đông Nam Bộ trồng trong khoảng tháng 6 - 8

Vùng Tây Nguyên trồng trong khoảng từ tháng 5 - 7



Vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên mùa trồng nên bắt đầu từ tháng 8 - 10, khi hết mùa gió Lào và trời đã bớt nắng gắt.

Tiêu là loại cây thích ánh sáng, nếu tiêu dây vườn bị rợp, quang hợp kém, tiêu cho ít hoa lưỡng tính và tiêu dễ bị bệnh. Khoảng cách trồng ít nhất là 2m x 2m tức là với mật độ 2500 nọc/ha.
Trong tường hợp của ĐBSCL đất có xẻ mương để lên líp nên diện tích mưong chíêm khoảng 30 %. Do đó tổng số cây còn lại khoảng 1700 nọc/ha. Khi trồng dây tiêu ít bị nhánh ác, nhánh ác có lóng dài... ít gié trái, tỉ lệ đậu trái thấp, nên dễ bị “bồ cào” tức tiêu thưa hạt và hạt nhỏ.

Nguồn: Thư viện điện tử

Cần phải sửa soạn đất như thế nào để trồng tiêu được tốt?

Cần phải sửa soạn đất như thế nào để trồng tiêu được tốt?
Tuỳ theo địa hình của vùng đất mà chọn kỹ thuật sửa chữa đất trồng. Nếu ở vùng có địa hình thấp, mức thuỷ cấp gần mặt đất như ở ĐBSCL thì việc sửa soạn đất là đắp từng mô cao trên mặt đất để trồng. Nhưng ngược lại, ở các vùng có địa hình cao, mức thuỷ cấp trong mùa nắng xuống sâu (hơn 1 m) như ở Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phú Quốc và Hà Tiên, thì người ta lại sửa soạn một hốc để trồng. Việc sửa soạn một mô hay hốc trồng là một việc vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển của dây tiêu. Một hốc tốt sẽ tạo điều kiện cho tiêu phát triển tối đa trong mùa mưa, để đủ sức chịu đựng trong mùa nắng. Hốc trồng được đào với kích thước 40cm x 40cm x 40cm. Trong trường hợp xây bằng tháp gạch thì nên đào một rãnh rộng 40cm, cách chân tháp 10 - 20 cm. Xong lắp rãnh hay hốc bằng lớp đất mặt tốt có nhiều hữu cơ, trộn thêm 10 - 15 phân chuồng hay phân rác mục đã hoại. Việc sửa soạn hốc trồng hay hom trồng nên thực hiện 1 - 2 tháng trước khi trồng. Một vài nơi lớp đất mặt của hốc được rải thêm một lớp đất nung (gồm lớp đất mặt un đốt từ từ với các dư thừa thực vật như cỏ, rác, lá khô) để làm cho mặt hốc thoáng mát. Lưu ý khi un đốt không nên un đốt dát cháy đỏ thành gạch mà chỉ đốt cho đất ngả qua màu nâu xám, để sau đó từ từ rã ra dưới ảnh hưởng của mưa và nước tưới
Nguồn: Thư viện điện tử
Tuỳ theo địa hình của vùng đất mà chọn kỹ thuật sửa chữa đất trồng.

Nếu ở vùng có địa hình thấp, mức thuỷ cấp gần mặt đất như ở ĐBSCL thì việc sửa soạn đất là đắp từng mô cao trên mặt đất để trồng. Nhưng ngược lại, ở các vùng có địa hình cao, mức thuỷ cấp trong mùa nắng xuống sâu (hơn 1 m) như ở Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phú Quốc và Hà Tiên, thì người ta lại sửa soạn một hốc để trồng.



Việc sửa soạn một mô hay hốc trồng là một việc vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển của dây tiêu. Một hốc tốt sẽ tạo điều kiện cho tiêu phát triển tối đa trong mùa mưa, để đủ sức chịu đựng trong mùa nắng. Hốc trồng được đào với kích thước 40cm x 40cm x 40cm. Trong trường hợp xây bằng tháp gạch thì nên đào một rãnh rộng 40cm, cách chân tháp 10 - 20 cm. Xong lắp rãnh hay hốc bằng lớp đất mặt tốt có nhiều hữu cơ, trộn thêm 10 - 15 phân chuồng hay phân rác mục đã hoại.

Việc sửa soạn hốc trồng hay hom trồng nên thực hiện 1 - 2 tháng trước khi trồng. Một vài nơi lớp đất mặt của hốc được rải thêm một lớp đất nung (gồm lớp đất mặt un đốt từ từ với các dư thừa thực vật như cỏ, rác, lá khô) để làm cho mặt hốc thoáng mát. Lưu ý khi un đốt không nên un đốt dát cháy đỏ thành gạch mà chỉ đốt cho đất ngả qua màu nâu xám, để sau đó từ từ rã ra dưới ảnh hưởng của mưa và nước tưới.

Nguồn: Thư viện điện tử

Cho biết cách nhân giống tiêu từ nhánh lươn?

Cho biết cách nhân giống tiêu từ nhánh lươn?
Nhánh lươn là loại nhánh non trẻ nhất mọc bò ra từ gốc, bò lan trên mặt đất dài từ 1 - 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt. Cả hai loại nhánh dây lươn nói trên đều được cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2 - 3 lóng (3 - 4 đốt) xong đem trồng ngay hay giâm cho ra rễ như trường hợp của nhánh thân. Thường thì hom từ nhánh llươn ít được đem ra trồng ngay, mà người ta thường ghim trực tiếp vào bầu đất hay bội tre để ở nơi im mát và tưới nước, 6 - 8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lươn rất dễ ra er564 và tỉ lệ ra rễ thường rất cao 70 - 80%
Đối với nhánh lươn, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây, đưa vào bồn ngâm dưới điều kiện phun sương thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng
Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn
Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân mấy
Nguồn: Thư viện điện tử
Các loại cây nào có thể làm nọc cây tiêu leo?
Nọc tiêu là nơi dây tiêu bám để leo lên cao. Do đó đòi hỏi nọc tiêu phải vững chắc và lâu bền. Chúng ta có thể dùng cây đã chết để làm nọc gọi là nọc chết (cây khô) và các cây đang sống gọi là nọc sống cho tiêu leo
Nọc chết: khi dùng nọc chết thì cần phải các gỗ cứng, chịu được mối mọt và mục nát, các cây rừng tốt dùng làm nọc tốt là:
- Làu táu (vitica astrotricha0
- Cà chắc (shorea obtusa)
- Căm xe (xylia dolabrisomics)…
Cây nọc thường cao từ 4 - 4,5 m và chôn sâu trong trong đất khoảng 0,6 - 1 m. Khi trồng tiêu nhớ trồng cách nọc khoảng 40 - 50 cm
Nọc sống: tiêu trồng với cây nọc sống bằng cách cho leo lên các cây còn sống như các các loại cây ăn quả trong vườn như mít, xoài, dừa, … Như vậy, để đảm bảo cho thời gian kinh tế của tiêu được lâu dài, cây nọc sống đòi hỏi phải có các đặc tính sau:
- Cây sống lâu
- Vỏ cây nhám để tiêu dễ bám
- Rễ ăn sâu để cây khỏi ngã
- Cây chịu đựng được việc cắt xén nhiều mà không chết
- Cây thuộc họ đậu càng tốt vì để nó tự bồi dưỡng chất đạm cho đất
Tuy nhiên, khi trồng tiêu với nọc sống thì năng suất  và phẩm chất thường thấp hơn so với nọc chết
Những loại cây thường làm nọc sống cho tiêu là:
- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)
- Cây đại bình linh (Leucoena leucocephala (lam)) lấy từ Philippines
- Cây mít (Artocarpus integrifolis)
- Cây xoài (Mangifera indica)
- Cây dừa (Cocos nucifera L)
- Cây vông (Wrightia annamensis)
Khi trồng với nọc sống lưu ý trồng gốc tiêu xa nọc khoảng 60 - 70 cm và khi cho nọc lên cao khoảng 2 - 3 m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tán che cho tiêu. Tuy nhiên phải cắt xén tán thường xuyên để cho tiêu đủ ánh sáng nhất là vào đầu mùa mưa
Nguồn: Thư viện điện tử
Nhánh lươn là loại nhánh non trẻ nhất mọc bò ra từ gốc, bò lan trên mặt đất dài từ 1 - 3 m.

Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.



Cả hai loại nhánh dây lươn nói trên đều được cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2 - 3 lóng (3 - 4 đốt) xong đem trồng ngay hay giâm cho ra rễ như trường hợp của nhánh thân. Thường thì hom từ nhánh llươn ít được đem ra trồng ngay, mà người ta thường ghim trực tiếp vào bầu đất hay bội tre để ở nơi im mát và tưới nước, 6 - 8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lươn rất dễ ra er564 và tỉ lệ ra rễ thường rất cao 70 - 80%.

Đối với nhánh lươn, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây, đưa vào bồn ngâm dưới điều kiện phun sương thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồngĐiểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.

Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân mấy

Nguồn: Thư viện điện tử

Các loại cây nào có thể làm nọc cây tiêu leo?


Nọc tiêu là nơi dây tiêu bám để leo lên cao. Do đó đòi hỏi nọc tiêu phải vững chắc và lâu bền.

Chúng ta có thể dùng cây đã chết để làm nọc gọi là nọc chết (cây khô) và các cây đang sống gọi là nọc sống cho tiêu leoNọc chết: khi dùng nọc chết thì cần phải các gỗ cứng, chịu được mối mọt và mục nát, các cây rừng tốt dùng làm nọc tốt là:

- Làu táu (vitica astrotricha0- Cà chắc (shorea obtusa)

- Căm xe (xylia dolabrisomics)…



Cây nọc thường cao từ 4 - 4,5 m và chôn sâu trong trong đất khoảng 0,6 - 1 m. Khi trồng tiêu nhớ trồng cách nọc khoảng 40 - 50 cmNọc sống: tiêu trồng với cây nọc sống bằng cách cho leo lên các cây còn sống như các các loại cây ăn quả trong vườn như mít, xoài, dừa, …

Như vậy, để đảm bảo cho thời gian kinh tế của tiêu được lâu dài, cây nọc sống đòi hỏi phải có các đặc tính sau:

- Cây sống lâu

- Vỏ cây nhám để tiêu dễ bám

- Rễ ăn sâu để cây khỏi ngã

- Cây chịu đựng được việc cắt xén nhiều mà không chết

- Cây thuộc họ đậu càng tốt vì để nó tự bồi dưỡng chất đạm cho đất

Tuy nhiên, khi trồng tiêu với nọc sống thì năng suất  và phẩm chất thường thấp hơn so với nọc chếtNhững loại cây thường làm nọc sống cho tiêu là:

- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)

- Cây đại bình linh (Leucoena leucocephala (lam)) lấy từ Philippines

- Cây mít (Artocarpus integrifolis)

- Cây xoài (Mangifera indica)

- Cây dừa (Cocos nucifera L)

- Cây vông (Wrightia annamensis)

Khi trồng với nọc sống lưu ý trồng gốc tiêu xa nọc khoảng 60 - 70 cm và khi cho nọc lên cao khoảng 2 - 3 m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tán che cho tiêu. Tuy nhiên phải cắt xén tán thường xuyên để cho tiêu đủ ánh sáng nhất là vào đầu mùa mưa.

Nguồn: Thư viện điện tử

Kĩ thuật trồng và giâm hom thân tiêu sau khi đã cắt xong?

Kĩ thuật trồng và giâm hom thân tiêu sau khi đã cắt xong?
Hom từ thân, dây thân sau khi đã cắt xong có thể đem trồng liền hay đem giâm cho ra rễ mới đem trồng. Nếu trồng thẳng ra vườn, người ta để dây hom nghiêng một góc 45o so với nọc, với 3 - 4 đốt chôn trong đất, phần ngọn còn lại được buộc vào nọc. Trồng xong hom được che mát thật kĩ và tưới nước ngay để hom đỡ héo, khi trồng thẳng ra vườn thì công tác quan trọng nhất là che mát và trưới nước, trong các ngày đầu cần phải tưới 4 - 5 lần, nếu để hom thiếu nước thì lá sẽ bị rụng và hom không ra rễ, đưa tới tỉ lệ chết cao
Trường hợp giâm cho ra rễ trước khi trồng thì môi trường giâm có  thể làm bằng 2/3 đất mặt tốt, hay đất vét từ mương lên, phơi khô, băm nhỏ và trộn thêm 1/3 phân chuồng (phân trâu, bò, dê, …đã hoại, không nên dùng phân gà, vịt hay heo chưa hoại vì các loại này dễ gây bệnh cho cây con) hay phân rác mục. Độ dày chừng 20 - 25 cm, mặt nền hơi nghiêng để dễ thoát nước. Trên có mái che bằng các vật liệu như lá dừa, dừa nước hay lá chuối khô. Các hom được ghim vào môi trường cũng nghiêng một góc khoảng 30o so với mặt nền. Không nên ghim quá dày, các lá che rợp nhau sẽ làm cho lá bị rụng, ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom
Tuần đầu tưới nước 3 - 4 lần / ngày, các tuần sau khi hom đã cứng bớt nước lại chỉ còn 1 - 2 lần ngày. Lưu ý đừng để môi trường giâm úng nước có hại cho rễ tiêu và giảm tỉ lệ hom ra rễ. Sau khi giảm 2 - 4 tuần thì hom ra rễ có  thể đem trồng ngay hay cho vào bầu hoặc cho vào bội tre để dưỡng thêm một khoảng thời gian khoảng 2 - 3 tháng rồi đem trồng.
Việc giâm hom cho ra rễ rất dễ dàng trong mùa mưa, thường đạt kết quả với tỉ lệ cao từ 70 - 80 %. Nhưng trong mùa nắng không có điều kiện phun sương hay thiếu nước thì kết quả thường đạt ở mức thấp hơn
Nguồn: Thư viện điện tử
Hom từ thân, dây thân sau khi đã cắt xong có thể đem trồng liền hay đem giâm cho ra rễ mới đem trồng. Nếu trồng thẳng ra vườn, người ta để dây hom nghiêng một góc 45o so với nọc, với 3 - 4 đốt chôn trong đất, phần ngọn còn lại được buộc vào nọc.

Trồng xong hom được che mát thật kĩ và tưới nước ngay để hom đỡ héo, khi trồng thẳng ra vườn thì công tác quan trọng nhất là che mát và trưới nước, trong các ngày đầu cần phải tưới 4 - 5 lần, nếu để hom thiếu nước thì lá sẽ bị rụng và hom không ra rễ, đưa tới tỉ lệ chết cao.



Trường hợp giâm cho ra rễ trước khi trồng thì môi trường giâm có  thể làm bằng 2/3 đất mặt tốt, hay đất vét từ mương lên, phơi khô, băm nhỏ và trộn thêm 1/3 phân chuồng (phân trâu, bò, dê, …đã hoại, không nên dùng phân gà, vịt hay heo chưa hoại vì các loại này dễ gây bệnh cho cây con) hay phân rác mục. Độ dày chừng 20 - 25 cm, mặt nền hơi nghiêng để dễ thoát nước. Trên có mái che bằng các vật liệu như lá dừa, dừa nước hay lá chuối khô. Các hom được ghim vào môi trường cũng nghiêng một góc khoảng 30o so với mặt nền.

Không nên ghim quá dày, các lá che rợp nhau sẽ làm cho lá bị rụng, ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom.

Tuần đầu tưới nước 3 - 4 lần / ngày, các tuần sau khi hom đã cứng bớt nước lại chỉ còn 1 - 2 lần ngày. Lưu ý đừng để môi trường giâm úng nước có hại cho rễ tiêu và giảm tỉ lệ hom ra rễ. Sau khi giảm 2 - 4 tuần thì hom ra rễ có  thể đem trồng ngay hay cho vào bầu hoặc cho vào bội tre để dưỡng thêm một khoảng thời gian khoảng 2 - 3 tháng rồi đem trồng.

Việc giâm hom cho ra rễ rất dễ dàng trong mùa mưa, thường đạt kết quả với tỉ lệ cao từ 70 - 80 %. Nhưng trong mùa nắng không có điều kiện phun sương hay thiếu nước thì kết quả thường đạt ở mức thấp hơn.

Nguồn: Thư viện điện tử

Tiêu có thể trồng bằng hạt được không?


Tiêu có thể trồng bằng hạt được không?
Trồng tiêu bằng hạt rất ít phổ biến ngoại trừ những trường hợp rất cần thiết
Các cây con gieo từ hạt thường có tỉ lệ bất bình thường cao. Cây con trồng từ hạt phải mất từ 7 năm sau mới cho trái và một số cây có  thể trở lại mang tính hoa đơn phái. Do đó mà trong sản xuất không nên trồng tiêu bằng hạt, mà nên nhân giống cây con từ cành giâm
Khi gieo hạt, thì phải bóc hết vỏ ngoài và đem phơi nơi thoáng mát cho đến khi khô; khi bóc hết vỏ, hạt tiêu rất dễ mất sức nảy mầm. Để giúp hạt tiêu nảy mầm nhanh và gia tăng tỉ lệ nảy mầm, trước khi gieo, hạt được nhúng trong acid sulfuric (axít sun - phua - ríc) đậm đặc khoảng 2 phút
Các hạt nếu được gieo nơi thật im mát thì 6 tuần sau hạt mới nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm có  thể lên tới 90 %. Sau khi hạt nảy mầm từ 2 - 4 tuần thì chuyển vào bầu để dưỡng thành cây con sau đó đem trồng.
Nguồn: Thư viện điện tử
Trồng tiêu bằng hạt rất ít phổ biến ngoại trừ những trường hợp rất cần thiết.

Các cây con gieo từ hạt thường có tỉ lệ bất bình thường cao. Cây con trồng từ hạt phải mất từ 7 năm sau mới cho trái và một số cây có  thể trở lại mang tính hoa đơn phái. Do đó mà trong sản xuất không nên trồng tiêu bằng hạt, mà nên nhân giống cây con từ cành giâm.



Khi gieo hạt, thì phải bóc hết vỏ ngoài và đem phơi nơi thoáng mát cho đến khi khô; khi bóc hết vỏ, hạt tiêu rất dễ mất sức nảy mầm. Để giúp hạt tiêu nảy mầm nhanh và gia tăng tỉ lệ nảy mầm, trước khi gieo, hạt được nhúng trong acid sulfuric (axít sun - phua - ríc) đậm đặc khoảng 2 phút.

Các hạt nếu được gieo nơi thật im mát thì 6 tuần sau hạt mới nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm có  thể lên tới 90 %. Sau khi hạt nảy mầm từ 2 - 4 tuần thì chuyển vào bầu để dưỡng thành cây con sau đó đem trồng.

Nguồn: Thư viện điện tử

Để nhân giống cây con trên tiêu ta nên lấy từ loại giống nào?

Trên dây tiêu chúng ta có thể lấy từ 3 loại nhánh để sản xuất cây con:

1. Từ nhánh ác:

Nhánh ác là nhánh già nhất, đang mang trái, ở đốt lóng không có rễ. Cây con từ nhánh ác cho trái rất sớm, trong vòng một năm kể từ ngày trồng. Cây phát triển chậm, không leo mà mọc thành bụi, nên trồng loại này khỏi cần nọc cho tiêu.

Tuy nhiên, tiềm năng năng suất  cảu loại này thấp và tuổi thọ cũng không cao (7 - 8 năm) chỉ nên trồng để sử dụng cho gia đình, không nên trồng đại trà cho sản xuất.



2. Từ thân chính

Lấy hom từ thân chính để sản xuất cây con rất phổ bíên ở Ấn Độ, Srilanca, Malaixia, Inđônesia và ngay cả ta cũng vậy (như ở Phú Quốc, Hà Tiên). Hom được lấy từ phần ngọn và phần thân của dây tiêu sau khi đã được trồng từ 1-1,5 tuổi.

Cây con lấy từ thân chính phát triển nhanh, cho nhiều nhánh ác và nhánh thân; cho trái tương đối sớm hơn, khoảng từ 1,5 - 2 năm sau khi trồng. Tiềm năng năng suất  và đời sống cao (20 - 25 năm) thích hợp trồng tiêu để phục vụ xuất khẩu.

3. Từ nhánh lươn:

Nhánh lươn là nhánh non trẻ nhất, mọc bò từ gốc ra, dài từ 1 - 3 m. Cây con lấy từ nhánh lươn tuy chậm cho trái (khoảng 3 - 4 năm) sau khi trồng, song tiềm năng năng suất  và tuổi thọ là cao nhất trong các loại hom (có  thể sống được đến 30 năm), thích hợp cho việc xây dựng các vùng chuyên canh tiêu, hom lấy từ nhánh lươn thì dồi dào và giá rẻ hơn trên thân chính.

Lưu ý ngoài phần nhánh lươn mọc ra từ gốc còn có những nhánh lươn mọc ra từ thân.
Nếu ta kịp buộc những dây này vào nọc tiêu thì nó sẽ trở thành thân chính, song nếu không buộc kịp thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng ở giữa thân. Nếu cắt những dây này đem nhân giống thì tốt vì loại dây này có tuổi già hơn dây lươn, mọc ra từ gốc bò trên mặt đất.

Nguồn: Thư viện điện tử

Tiêu sống trên các loại đất nào?

Tiêu sống trên các loại đất nào?
Tiêu sống trên các loại đất nào?
Tiêu được trồng trên nhiều loại đất đai khác nhau từ đất sét nặng đến đất pha cát, ở Sarawak (Malaixia) tiêu được trồng trên đất sét nặng, nâu đỏ dọc theo sườn đồi. Ở Thái Lan tiêu được trồng trên đất do đá huyền vũ phân hoá
Ở nước ta, tiêu cũng được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trên đất đỏ nâu (badan) như ở miền Đông Nam Bộ như Tây Nguyên, đất sét pha cát ở Phú Quốc và Hà Tiên, đất đỏ vàng ở Bà Rịa và đất phù sa bồi ở ĐBSCL
Trên đất đỏ nâu badan tuy hàm lượng sét cao nhưng lại có cơ cấu hình cụm, nên thích hợp cho tiêu. Tuy nhiên, một loại đất tốt cho tiêu đòi hỏi những điều kiện sau:
- Đất có tầng mặt dày, tơi xốp, trong vòng 1m trở lại không có tầng đá cứng.
- Đất có nhiều chất hữu cơ
- Đất có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa và nhiễm mặn trong mùa nắng
- Có pH khoảng 5,5 - 7
Với các điều kiện trên, để tiêu phát triển tốt, chúng ta nên lưu ý sử dụng thêm phân hữu cơ (phân trâu, bò, dê, dơi và phân rác mục tất cả đều đã hoại) và phân xanh để lải tạo làm cho đất tơi xốp hơn vì rễ tiêu rất cần nhiều oxy
Nguồn: Thư viện điện tử
Tiêu được trồng trên nhiều loại đất đai khác nhau từ đất sét nặng đến đất pha cát, ở Sarawak (Malaixia) tiêu được trồng trên đất sét nặng, nâu đỏ dọc theo sườn đồi.

Ở Thái Lan tiêu được trồng trên đất do đá huyền vũ phân hoá.

Ở nước ta, tiêu cũng được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trên đất đỏ nâu (badan) như ở miền Đông Nam Bộ như Tây Nguyên, đất sét pha cát ở Phú Quốc và Hà Tiên, đất đỏ vàng ở Bà Rịa và đất phù sa bồi ở ĐBSCLTrên đất đỏ nâu badan tuy hàm lượng sét cao nhưng lại có cơ cấu hình cụm, nên thích hợp cho tiêu.



Tuy nhiên, một loại đất tốt cho tiêu đòi hỏi những điều kiện sau:

- Đất có tầng mặt dày, tơi xốp, trong vòng 1m trở lại không có tầng đá cứng.

- Đất có nhiều chất hữu cơ

- Đất có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa và nhiễm mặn trong mùa nắng

- Có pH khoảng 5,5 - 7

Với các điều kiện trên, để tiêu phát triển tốt, chúng ta nên lưu ý sử dụng thêm phân hữu cơ (phân trâu, bò, dê, dơi và phân rác mục tất cả đều đã hoại) và phân xanh để lải tạo làm cho đất tơi xốp hơn vì rễ tiêu rất cần nhiều oxy.

Nguồn: Thư viện điện tử

Chế biến tiêu trắng

Khi sản lượng Hồ tiêu của cả nước mới chỉ có vài ngàn tấn, bà con nông dân đã biết cách chế biến tiêu trắng (tiêu sọ): Khi trái tiêu chín đều trên cây, tiền hành thu hái, ngâm ủ, chà, đãi sạch vỏ, phơi khô, đóng gói. Tiêu sọ được coi là mặt hàng gia vị quý hiếm, với số lượng ít, chỉ đủ để tiêu thụ trong nước, chưa  có xuất khẩu.


Từ năm 2003, Việt Nam xuất khẩu tiêu trắng với số lượng ban đầu còn khá khiêm tốn : Năm 2003 xuất 3.959 tấn (4%), năm 2004 xuất 9.443 tấn (10%), năm 2005 xuất 9.946 tấn (11%). Từ năm 2006 – 2007- 2008 xuất khẩu tiêu trắng đã đạt trên 10.000 tấn /năm, chiếm tới 13 – 15%  thị phần xuất khẩu.Từ năm 2006 – 2007- 2008 xuất khẩu tiêu trắng đã đạt trên 10.000 tấn /năm, chiếm tới 13 – 15%  thị phần xuất khẩu. Từ năm 2009 – 2010- 2011 xuất khẩu tiêu trắng đã đạt gần 20.000 tấn /năm, chiếm tới gần 20%  thị phần xuất khẩu. Tiêu trắng có giá bán khá cao, thường gấp 1,5 lần tiêu đen.

Do trị giá tiêu trắng đạt cao nên việc chế biến tiêu trắng từ hộ nông dân đến các doanh nghiệp đã và đang phát triển nhanh chóng. Ở các địa phương như huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có đến 25 cơ sở chế biến tiêu sọ, mỗi cơ sở sản xuất từ 500 kg đến 3.000 kg tiêu sọ/ngày. Tổng cộng đã chế biến trên 130 tấn tiêu sọ/năm. Ở huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, nhiều hộ nông dân vừa trồng tiêu, vừa thu mua, vừa chế biến tiêu sọ, công suất phổ biến 1 tấn/ngày/hộ. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đảo Phú Quốc đã có khá nhiều cơ sở, hộ gia đình chế biến tiêu trắng. 

Quy trình chế biến tiêu trắng: Tiêu đen sô được chọn lựa hạt tốt đạt dung trọng: 600 – 620 gram/lit => vô bao  ngâm, ủ  trong bể nước 8-10 ngày => Chà, rửa tách vỏ quả, rửa sạch lấy tiêu sọ, (có thể ngâm tiêu sọ trong nước sạch 1 - 2 ngày để khử mùi) => Phơi khô đạt độ ẩm 11 – 12o  => Đóng bao 2 lớp (có thể trữ được cả  năm).

Một số nhà máy chế biến tiêu trắng với số lượng lớn đã được trang bị công nghệ cao, sử lý sản phẩm qua hơi nước, tiệt trùng, đóng bao hút chân không, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Đặc biệt gần đây đã có số doanh nghiệp tạo sản phẩm tiêu trắng dạng hạt hoặc bột, chế biến theo công nghệ độc đáo hoàn toàn không không qua ngâm ủ làm ô nhiễm môi trường. Nếu phát triển đại trà quy trình chế biến tiêu trắng nêu trên thì tiêu trắng của Việt Nam sẽ là loại tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hàng đầu mà bất kỳ người tiêu thụ nào cũng yên tâm . 

Năng lực sản xuất tiêu trắng của Việt Nam hiện nay rất lớn và hiệu quả kinh tế cũng khá hấp dẫn đối với nông dân và các cơ sở thu mua chế biến xuất khẩu hạt tiêu.Tuy nhiên Việt Nam chưa có lợi thế như Malaysia, Indonesia, Hải Nam Trung Quốc, vì họ đã có kinh nghiệm sản xuất và khách hàng truyền thống tiêu thụ tiêu trắng từ lâu, mặt khác nhu cầu tiêu trắng trên thế giới hiện nay chỉ cần khoảng 30.000 tấn/năm. Vì vậy chúng ta không thể sản xuất tiêu trắng tự phát, dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm sút.

Hướng tới phát triển bền vững, chế biến tiêu trắng cần có chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Phải làm tốt ngay từ khâu trồng trọt, hạn chế tối đa dùng phân, thuốc hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ vi sinh. Thu hoạch lúc tiêu chín trên cây, tuân thủ quy trình GAP, Bảo đảm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến.

Về quy mô chế biến: Giảm các lò chế biến nhỏ thủ công, tăng cường chế biến công nghiệp. Lập khu công nghệp mini ở những địa phương trồng tiêu trọng điểm dành cho chế biến tiêu tập trung, áp dụng công nghệ cao trong xử lý nước thải. Nâng tỷ trọng tiêu trắng nghiền. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên theo dõi nhu cầu, giá cả thị trường, từ đó “kê đơn đặt hàng” với các cơ sở, nhà máy chế biến tiêu trắng, kịp thời cung cấp cho thị trường sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng cao. 

Ngoài ra sự hỗ trợ của các Bộ ngành, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương để bà con nông dân và doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, ổn định, bền vững, nâng hiệu quả kinh tế ngày càng cao là hết súc cần thiết.

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

Chế biến tiêu đen

Thu hoạch khi quả tiêu đã chín 5-10% /chùm. Qua máy, quả tiêu được tách ra khói chùm => phơi nắng 3 - 4 ngày trên sân xi măng hoặc tấm bạt PP. Khi quả tiêu chuyển từ màu xanh sang màu đen và đạt 11-12 % độ thủy phần => qua máy tách tạp chất => đóng bao => tiêu thụ (hoặc cất trữ, sau 1-2 năm chất lượng hạt tiêu vẫn tốt). Sản lưọng tiêu đen của Việt Nam chiếm tới 85- 90 % sản lượng.
Tiêu được hái trên cây


Tiêu được đưa vào máy để tách cành, lá
Hạt tiêu đen được phơi khô sau khi được tách cành và tạp chất

Tiêu đen được đóng vào bao tiêu thụ hoặc cất trữ
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam


Chế biến tiêu đỏ

Thu hoạch khi quả tiêu trên cây hầu hết đã chín đỏ => Máy tách quả => rửa nước sạch => xấy đạt 13- 14 % độ thủy phần => phơi nắng đạt 11- 12% độ thủy phần => đóng bao Polime hút chân không => tiêu thụ hoặc cất trữ. 
Tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Chư Sê (Gia Lai) đã chế biến tiêu đỏ, nhưng số lượng chưa nhiều, chỉ tiêu dùng trong nước với giá khá cao gấp 3 - 4 lần giá tiêu đen khô.