Đôn gốc là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn. Vì cây từ nhánh lươn phát triển nhanh và chậm cho ra nhánh ác, nên người ta thường áp dụng biện pháp đôn dây, với mục đích kích thích dây sản xuất nhiều tược non và rậm gốc
Trong giai đoạn đầu, dây phát triển nhánh và ít đâm tược. Đến mùa mưa năm thứ hai, khi dây tiêu leo cao được 1,5 - 2 m tức là lúc dây đã bắt đầu cho nhánh ác và trái ở phần 1,5 - 2 m trở lên, còn phần dưới chỉ có một dây thân duy nhất không có nhánh ác, dây tiêu bị trống gốc gọi là “tiêu mặc quần đùi”. Để tránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta nhẹ nhàng gỡ dây xuống ra khỏi nọc, khoanh tròn trên mặt quanh hốc phần dây thân không có nhánh ác (sau khi đã lặt hết lá), chừa đoạn đọt có mang nhánh ác lại và được buộc vào nọc tiêu. Sau đó phần dây thân sẽ được lắp đất lại, để gia tăng hệ thống rễ của dây tiêu, đồng thời giúp dây tăng thêm nhiều tược non
Điều cần lưu ý là sau khi khoanh dây xong, không nên lắp đất liền, vì làm như vậy dây sẽ bị thối và chết, việc lắp đất nên tiến hành từ từ. Lúc đầu dùng các cục đất dằn trên các đốt mặt để dây tíêp xúc với mặt đất trồng, khi thấy các đốt thân bắt đầu lú rễ ra mới lắp đất từ từ vào. Lúc đầu nên lắp một lớp đất thật mỏng, có nhiều chất hữu cơ để kích thích dây ra rễ và tránh úng nước gây thối dây (vì công việc này tiến hành vào đầu mùa mưa). Với cách này thường làm cho gốc tiêu được sum xuê có nhánh ác từ dưới lên trên, tránh hiện tượng tiêu “mặc quần đùi” có năng suất thấp
Nguồn: Thư viện điện tử
Đôn gốc là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn. Vì cây từ nhánh lươn phát triển nhanh và chậm cho ra nhánh ác, nên người ta thường áp dụng biện pháp đôn dây, với mục đích kích thích dây sản xuất nhiều tược non và rậm gốcTrong giai đoạn đầu, dây phát triển nhánh và ít đâm tược.
Đến mùa mưa năm thứ hai, khi dây tiêu leo cao được 1,5 - 2 m tức là lúc dây đã bắt đầu cho nhánh ác và trái ở phần 1,5 - 2 m trở lên, còn phần dưới chỉ có một dây thân duy nhất không có nhánh ác, dây tiêu bị trống gốc gọi là “tiêu mặc quần đùi”.
Để tránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta nhẹ nhàng gỡ dây xuống ra khỏi nọc, khoanh tròn trên mặt quanh hốc phần dây thân không có nhánh ác (sau khi đã lặt hết lá), chừa đoạn đọt có mang nhánh ác lại và được buộc vào nọc tiêu. Sau đó phần dây thân sẽ được lắp đất lại, để gia tăng hệ thống rễ của dây tiêu, đồng thời giúp dây tăng thêm nhiều tược nonĐiều cần lưu ý là sau khi khoanh dây xong, không nên lắp đất liền, vì làm như vậy dây sẽ bị thối và chết, việc lắp đất nên tiến hành từ từ.
Lúc đầu dùng các cục đất dằn trên các đốt mặt để dây tíêp xúc với mặt đất trồng, khi thấy các đốt thân bắt đầu lú rễ ra mới lắp đất từ từ vào. Lúc đầu nên lắp một lớp đất thật mỏng, có nhiều chất hữu cơ để kích thích dây ra rễ và tránh úng nước gây thối dây (vì công việc này tiến hành vào đầu mùa mưa). Với cách này thường làm cho gốc tiêu được sum xuê có nhánh ác từ dưới lên trên, tránh hiện tượng tiêu “mặc quần đùi” có năng suất thấp
Nguồn: Thư viện điện tử
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét