1. Cơ sở khoa học
- Căn cứ vào lượng dinh dưỡng cây lấy đi
- Căn cứ độ phì của đất
- Căn cứ tình trạng dinh dưỡng của cây
- Căn cứ vài các thí nghiệm đồng ruộng đã được thực hiện bởi các cơ quan nghiên cứu khoa học
2. Lượng phân bón khoáng cho tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Phân hỗn hợp NPK (g/trụ) :
Năm
|
Loại phân
|
Liều lượng
|
T.mới
|
16-16-18-13S
|
150 - 200
|
2
|
16-16-8 13S
|
500 - 600
|
3
|
16-8-16 13S
|
900-1000
|
Hoặc dùng phân đơn (g/trụ) :
Năm
|
Urê
|
SA
|
Lân
|
KCl
|
T.mới
|
50
|
20
|
500
|
30
|
2
|
200
|
100
|
500
|
100
|
3
|
300
|
200
|
500
|
200
|
Phân lân được bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phân đạm và phân kali chia làm 4-5 lần để bón trong năm.
Cần chú ý bón cân đối đa lượng và trung vi lượng
Tiêu kinh doanh: bón nhiều loại NPK khác nhau theo từng giai đoạn trong năm. Tổng lượng bón từ 1,2-1,5 kg/trụ/năm.
Đợt 1: đầu mùa mưa, thúc ra hoa bón các loại NPK có tỷ lệ N, P cao, kali vừa phải
Đợt 2: ra hoa, bón các loại NPK có tỷ lệ N, P cao, kali vừa phải
Đợt 3: nuôi quả, bón 16-8-16 -13S TE
Đợt 4: nuôi quả, bón 16-8-16 -13S TE hoặc các loại NPK có hàm lượng kali cao
Đợt 5: nuôi quả chín, bón 16-8-16 -13S TE hoặc các loại NPK có hàm lượng kali cao
3. Phương pháp bón phân cho hồ tiêu
Bón phân hữu cơ: đào rãnh cạn xung quanh tán, cách gốc 60-70cm, không làm tổn thương bộ rễ. Tốt nhất là bón trên mặt đất chung quanh tán xong tủ rơm rạ, cỏ rác lên.
Phân khoáng: bón làm nhiều lần, bón trên mặt khi đất đủ ẩm, xăm xới nhẹ lấp phân vào đất. Cũng có thể tưới nhẹ sau khi bón để phân ngấm vào đất mà không cần xăm xới.
4. Lưu ý
- Ưu tiên bón phân hữu cơ
- Thúc đẩy sự hoạt động của các vi sinh vật đối kháng
- Phân hữu cơ có thể làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất
- Đất chua nên chú ý bón vôi
- Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học như Trichoderma, Pseudomonas
- Tăng cường sử dụng phân bón lá, phun 4-5 lần/năm.
- Bón phân hóa học cân đối và hợp lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét