Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: KỸ THUẬT ĐÔN TIÊU

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

KỸ THUẬT ĐÔN TIÊU

1. Tác dụng
-Tạo hình cơ bản cho vườn tiêu KTCB trồng bằng dây  lươn  (kỹ  thuật đôn dây tiêu) là một biện pháp kỹ thuật đặc thù và bắt buộc, biện pháp này chỉ áp dụng  trên vườn tiêu trồng bằng dây  lươn để nhằm đưa hệ  thống cành quả xuống thấp phía dưới gốc trụ tiêu.
- Biện pháp kỹ thuật này mang tính thời vụ, nó được thực hiện trên vườn tiêu sau khi trồng mới khoảng 12 – 14 tháng.



2. Thời gian đôn
- Khoảng 12 – 14 tháng sau trồng, khi tiêu bám trên trụ cao khoảng 1,4 – 1,5m, các dây tiêu đã có 2 – 3 cành quả ở ngọn.
3. Kỹ thuật đôn
+ Gỡ dây thân chính xuống, phải cẩn thận, không được làm xây xát, gẫy dập thân tiêu.
+ Loại bỏ các dây tiêu yếu ớt, không mang cành quả.
+ Cắt bỏ hết lá ở phần gốc của các dây thân chính có mang cành quả.
+ Đào rãnh sâu 15 - 20cm, rộng 15 – 20 cm chung quanh trụ tiêu, cách gốc tiêu 20 – 25 cm, không làm ảnh hưởng đến bộ rễ tiêu.
+ Khoanh tròn phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh, chừa đoạn ngọn dây có mang lá và cành quả buộc áp vào trụ tiêu.
+ Lấp một lớp đất mỏng để khoanh dây tiêu đã được đôn nằm cố định trong đất. Không nên lấp đất dày, kết hợp bón phân chuồng khi vừa đôn dây dễ làm chết dây tiêu vừa đôn.
+ Khoảng 2 – 3 tuần,  sau khi các đốt của khoanh dây được đôn  ra  rễ mới được vun gốc và bón phân.
Nguồn: Nghề trồng hồ tiêu - Bộ NN&PTN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét