Cho biết cách nhân giống tiêu từ nhánh lươn?
Nhánh lươn là loại nhánh non trẻ nhất mọc bò ra từ gốc, bò lan trên mặt đất dài từ 1 - 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt. Cả hai loại nhánh dây lươn nói trên đều được cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2 - 3 lóng (3 - 4 đốt) xong đem trồng ngay hay giâm cho ra rễ như trường hợp của nhánh thân. Thường thì hom từ nhánh llươn ít được đem ra trồng ngay, mà người ta thường ghim trực tiếp vào bầu đất hay bội tre để ở nơi im mát và tưới nước, 6 - 8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lươn rất dễ ra er564 và tỉ lệ ra rễ thường rất cao 70 - 80%
Đối với nhánh lươn, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây, đưa vào bồn ngâm dưới điều kiện phun sương thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng
Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn
Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân mấy
Nguồn: Thư viện điện tử
Các loại cây nào có thể làm nọc cây tiêu leo?
Nọc tiêu là nơi dây tiêu bám để leo lên cao. Do đó đòi hỏi nọc tiêu phải vững chắc và lâu bền. Chúng ta có thể dùng cây đã chết để làm nọc gọi là nọc chết (cây khô) và các cây đang sống gọi là nọc sống cho tiêu leo
Nọc chết: khi dùng nọc chết thì cần phải các gỗ cứng, chịu được mối mọt và mục nát, các cây rừng tốt dùng làm nọc tốt là:
- Làu táu (vitica astrotricha0
- Cà chắc (shorea obtusa)
- Căm xe (xylia dolabrisomics)…
Cây nọc thường cao từ 4 - 4,5 m và chôn sâu trong trong đất khoảng 0,6 - 1 m. Khi trồng tiêu nhớ trồng cách nọc khoảng 40 - 50 cm
Nọc sống: tiêu trồng với cây nọc sống bằng cách cho leo lên các cây còn sống như các các loại cây ăn quả trong vườn như mít, xoài, dừa, … Như vậy, để đảm bảo cho thời gian kinh tế của tiêu được lâu dài, cây nọc sống đòi hỏi phải có các đặc tính sau:
- Cây sống lâu
- Vỏ cây nhám để tiêu dễ bám
- Rễ ăn sâu để cây khỏi ngã
- Cây chịu đựng được việc cắt xén nhiều mà không chết
- Cây thuộc họ đậu càng tốt vì để nó tự bồi dưỡng chất đạm cho đất
Tuy nhiên, khi trồng tiêu với nọc sống thì năng suất và phẩm chất thường thấp hơn so với nọc chết
Những loại cây thường làm nọc sống cho tiêu là:
- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)
- Cây đại bình linh (Leucoena leucocephala (lam)) lấy từ Philippines
- Cây mít (Artocarpus integrifolis)
- Cây xoài (Mangifera indica)
- Cây dừa (Cocos nucifera L)
- Cây vông (Wrightia annamensis)
Khi trồng với nọc sống lưu ý trồng gốc tiêu xa nọc khoảng 60 - 70 cm và khi cho nọc lên cao khoảng 2 - 3 m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tán che cho tiêu. Tuy nhiên phải cắt xén tán thường xuyên để cho tiêu đủ ánh sáng nhất là vào đầu mùa mưa
Nguồn: Thư viện điện tử
Nhánh lươn là loại nhánh non trẻ nhất mọc bò ra từ gốc, bò lan trên mặt đất dài từ 1 - 3 m.
Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.
Cả hai loại nhánh dây lươn nói trên đều được cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2 - 3 lóng (3 - 4 đốt) xong đem trồng ngay hay giâm cho ra rễ như trường hợp của nhánh thân. Thường thì hom từ nhánh llươn ít được đem ra trồng ngay, mà người ta thường ghim trực tiếp vào bầu đất hay bội tre để ở nơi im mát và tưới nước, 6 - 8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lươn rất dễ ra er564 và tỉ lệ ra rễ thường rất cao 70 - 80%.
Đối với nhánh lươn, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây, đưa vào bồn ngâm dưới điều kiện phun sương thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồngĐiểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.
Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân mấy
Nguồn: Thư viện điện tử
|
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016
Cho biết cách nhân giống tiêu từ nhánh lươn?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét