Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY HỒ TIÊU

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY HỒ TIÊU

1. Thời tiết khí hậu
1.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp bình quân cả năm từ 25oC – 30oC, nhiệt độ dưới 15oC và cao hơn 40oC tiêu không phát triển được.
1.2 Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp bình quân 75 – 90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn dễ dính vào nuốm nhị cái và thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có ẩm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn.
1.3 Lượng mưa: Lượng mư yêu cầu cả năm từ 2.000 – 2.500mm, phân bố đều trong 7 – 8 tháng. Lượng mưa tối thiểu là 1.800mm. Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt khoảng 3 -4 tháng để quả chính tập trung. Tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở vùng rễ
1.4 Gió: Tiêu không thích gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tiêu. Gío lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả.
1.5 Ánh sáng: Tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên tiêu cần cây che bóng khi thơi tiết nắng gắt.
2. Đất đai
Tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất sét pha cát, phù sa bồi, đất x
Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu > 1m. Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, độ pH: 5,5-6,5.

1. Hệ thống rễ
a. Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 - 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ có thể ăn sâu 2 m.
<Hai rễ cái của cây tiêu khi còn nhỏ>

b. Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng. Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí, không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24 giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu và có thể dẫn tới việc hư thối dây tiêu.

c. Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để vươn cao.
Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.
<Rễ bám - rễ thằn lằn>
2. Thân, lá, cành
Hồ  tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo,  được phân làm nhiều  đốt, mỗi  đốt mang một lá đơn.
a. Dây thân:
+ Dây thân sinh trưởng khỏe,  lóng ngắn,  các đốt có nhiều rễ bám  thường được dùng để làm hom nhân giống. 
+ Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.
Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống.
<Dây thân mọc ngoài tán cây>
b. Dây lươn:
+ Mọc từ các mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu. 
+ Cành lươn thường có lóng dài và bò sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng hình thức giâm cành hoặc chiết. 
+ Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn.
<Dây lươn bò trên mặt đất>
c. Cành quả (cành ác):
+ Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn ..
<Cành quả cấp 1,2,3>
+ Nếu dùng cành quả để giâm cành nhân giống thì:
.Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một năm sau khi trồng).
.Cây phát triển rất chậm.
.Cây không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì ở  các  đốt lóng,  thường không có hoặc có rất ít rễ bám.
.Năng suất thấp.
.Cây mau cỗi (6-8 năm)
Trong thực tế  sản xuất bà  con nông dân  thường không dùng cành quả để nhân giống.

3. Hoa và quả
- Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ  tiêu có khác nhau: 
+ Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6. 
+ Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9. 
- Hoa hồ tiêu không ra tập trung mà ra làm nhiều đợt. 
<Hoa và quả hồ tiêu>
- Mỗi gié tiêu có thể cho từ 50 – 60 quả, quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, mỗi quả chứa một hạt.

Nguồn: Nghề trồng hồ tiêu - Bộ NN&PTNT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét