Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: Các loại cây nào có thể làm nọc cây tiêu leo?

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Các loại cây nào có thể làm nọc cây tiêu leo?


Nọc tiêu là nơi dây tiêu bám để leo lên cao. Do đó đòi hỏi nọc tiêu phải vững chắc và lâu bền.

Chúng ta có thể dùng cây đã chết để làm nọc gọi là nọc chết (cây khô) và các cây đang sống gọi là nọc sống cho tiêu leoNọc chết: khi dùng nọc chết thì cần phải các gỗ cứng, chịu được mối mọt và mục nát, các cây rừng tốt dùng làm nọc tốt là:

- Làu táu (vitica astrotricha0- Cà chắc (shorea obtusa)

- Căm xe (xylia dolabrisomics)…



Cây nọc thường cao từ 4 - 4,5 m và chôn sâu trong trong đất khoảng 0,6 - 1 m. Khi trồng tiêu nhớ trồng cách nọc khoảng 40 - 50 cmNọc sống: tiêu trồng với cây nọc sống bằng cách cho leo lên các cây còn sống như các các loại cây ăn quả trong vườn như mít, xoài, dừa, …

Như vậy, để đảm bảo cho thời gian kinh tế của tiêu được lâu dài, cây nọc sống đòi hỏi phải có các đặc tính sau:

- Cây sống lâu

- Vỏ cây nhám để tiêu dễ bám

- Rễ ăn sâu để cây khỏi ngã

- Cây chịu đựng được việc cắt xén nhiều mà không chết

- Cây thuộc họ đậu càng tốt vì để nó tự bồi dưỡng chất đạm cho đất

Tuy nhiên, khi trồng tiêu với nọc sống thì năng suất  và phẩm chất thường thấp hơn so với nọc chếtNhững loại cây thường làm nọc sống cho tiêu là:

- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)

- Cây đại bình linh (Leucoena leucocephala (lam)) lấy từ Philippines

- Cây mít (Artocarpus integrifolis)

- Cây xoài (Mangifera indica)

- Cây dừa (Cocos nucifera L)

- Cây vông (Wrightia annamensis)

Khi trồng với nọc sống lưu ý trồng gốc tiêu xa nọc khoảng 60 - 70 cm và khi cho nọc lên cao khoảng 2 - 3 m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tán che cho tiêu. Tuy nhiên phải cắt xén tán thường xuyên để cho tiêu đủ ánh sáng nhất là vào đầu mùa mưa.

Nguồn: Thư viện điện tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét