Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: Xin cho biết cách tỉa hình đối với cây tiêu trồng bằng nhánh thân?

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Xin cho biết cách tỉa hình đối với cây tiêu trồng bằng nhánh thân?

Xin cho biết cách tỉa hình đối với cây tiêu trồng bằng nhánh thân?
Ở mỗi bụi tiêu sau khi trồng từ 6 tháng đến một năm, thường người ta chừa khoảng 3 - 4 thân chính để leo lên nọc. Khi cây dài được 60 - 90 cm mà vẫn chưa cho nhánh ác, thì người ta cắt phần thân trên, chỉ chừa lại khoảng 20 - 30 cm cách mặt đất hay cắt ở đốt thấp nhất không mang nhánh ác. Phần dây cắt được dùng để làm hom nhân giống rất tốt (vì đây là nhánh thân)
Sau khi cắt đọt lần thứ nhất một thời gian, tược mới (bậc 2) phát triển thêm được 8 - 9 đốt nữa, nếu dây vẫn cưa cho nhánh ác thì người ta lại cắt đọt lần thứ hai, cách chỗ đâm tược 2 - 3 đốt. Dây thân có  thể cắt đều như vậy nhiều lần trước khi dây leo lên hết chiều cao của nọc (3 - 4 m). Sau đó thì các đọt tận cùng cũng cắt xén định kì để khống chế chiều dài của thân bằng chiều cao của cây nọc
Thường người ta cắt đọt tận cùng vào đầu mùa mưa. Mục đích của việc cắt đọt nhiều lần là tạo cho dây tiêu có nhánh ác đều từ gốc lên ngọn để có năng suất  cao, tránh trường hợp dây lên cao 1 - 2 m mới bắt đầu cho nhánh ác, để lại một khoảng trống ở gốc mà nông dân thường gọi là tiêu “mặc quần đùi”. Trong trường hợp đọt mới phát triển mà cho ra nhánh ác sớm thì không phải cắt đọt (thường gặp trên tiêu trồng từ nhánh thân) để tự nhiên tiêu leo lên nọc
Nguồn: Thư viện điện tử
Ở mỗi bụi tiêu sau khi trồng từ 6 tháng đến một năm, thường người ta chừa khoảng 3 - 4 thân chính để leo lên nọc.

Khi cây dài được 60 - 90 cm mà vẫn chưa cho nhánh ác, thì người ta cắt phần thân trên, chỉ chừa lại khoảng 20 - 30 cm cách mặt đất hay cắt ở đốt thấp nhất không mang nhánh ác. Phần dây cắt được dùng để làm hom nhân giống rất tốt (vì đây là nhánh thân).



Sau khi cắt đọt lần thứ nhất một thời gian, tược mới (bậc 2) phát triển thêm được 8 - 9 đốt nữa, nếu dây vẫn cưa cho nhánh ác thì người ta lại cắt đọt lần thứ hai, cách chỗ đâm tược 2 - 3 đốt. Dây thân có  thể cắt đều như vậy nhiều lần trước khi dây leo lên hết chiều cao của nọc (3 - 4 m).

Sau đó thì các đọt tận cùng cũng cắt xén định kì để khống chế chiều dài của thân bằng chiều cao của cây nọcThường người ta cắt đọt tận cùng vào đầu mùa mưa. Mục đích của việc cắt đọt nhiều lần là tạo cho dây tiêu có nhánh ác đều từ gốc lên ngọn để có năng suất  cao, tránh trường hợp dây lên cao 1 - 2 m mới bắt đầu cho nhánh ác, để lại một khoảng trống ở gốc mà nông dân thường gọi là tiêu “mặc quần đùi”.

Trong trường hợp đọt mới phát triển mà cho ra nhánh ác sớm thì không phải cắt đọt (thường gặp trên tiêu trồng từ nhánh thân) để tự nhiên tiêu leo lên nọc

Nguồn: Thư viện điện tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét