Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: BỆNH RỤNG ĐỐT, RUNG LÓNG HỒ TIÊU

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

BỆNH RỤNG ĐỐT, RUNG LÓNG HỒ TIÊU

1. Triệu chứng bệnh

Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối và rụng đi. Sau đó bệnh lan dần vào lóng, làm lóng rụng dần từ trên xuống nằm rải rác dưới gốc tiêu (do đó gọi là bệnh rụng lóng). Trường hợp bệnh do nấm gây ra, ta thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen, trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh.
(Rụng lóng hồ tiêu)
Trường hợp bệnh do vi khuẩn, quan sát ta thấy rễ bị thối nhũng, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.

2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.

3. Phòng trị bệnh
Để hạn chế bệnh xuất hiện và gây hại nặng , nhất thiết vẫn là việc phòng bệnh là chính, kế tiếp là xử lý bệnh bằng thuốc hoá học khi bệnh vừa chớm phát (tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc phù hợp).
Lưu ý: Hiện nay còn một nguyên nhân gây rụng lóng nữa là do mất cân bằng trung vi lượng nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể.

Thông tin thêm: Đây là bệnh phổ biến trong hai năm trở lại đây và gây hại nặng ở Tây Nguyên. Theo đánh giá chủ quan thì những vùng đồi đá, khi trồng đảo đất quá sâu và ít che nắng bệnh biểu hiện nặng hơn. Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa, sau một thời gian rụng lóng có thể tự ngừng lại và ra chồi mới tuy nhiên chồi mới sẽ bị chùn lại, lá trắng và xoăn không phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét