Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: ẢNH HƯỞNG pH ĐẾN CÂY HỒ TIÊU

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

ẢNH HƯỞNG pH ĐẾN CÂY HỒ TIÊU

Một  pH phù hợp đối với cây trồng sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt như: dinh dưỡng, sâu bệnh hại,… Đã có nhiều tài liệu nói về sự ảnh hưởng qua lại giữa pH và sức khoẻ cây trồng. Đối với hầu hết cây trồng pH trong cây luôn cao hơn 7 nhưng rễ lại ưa pH hơi axit. Việc thay đổi pH cho cây cần lưu lý là không được quá đột ngột tạo căng thẳng cho cây.
Có thể hiểu đơn giản pH là thước đo mức độ axit hoặc kiềm của giá thể (nơi cây sinh sống: đất, sơ dừa, dung dịch thuỷ canh… ). Cây trồng về cơ bản là một guồng máy hoá học việc của chúng ta cần làm là duy trì cho các hóa chất này trong trạng thái cân bằng. Điều này có nghĩa là tránh thay đổi độ pH theo hướng một trong hai hướng: quá axit hoặc quá kiềm.

Việc pH thay đổi so với ban đầu do nhiều nguyên nhân. Bón phân, BVTV không hợp lý sẽ làm thay đổi dần hoặc có thể xảy ra nhanh chóng nếu có một số chất hoặc cơ chế làm ổn định không phù hợp.
Về dinh dưỡng, khi pH thay đổi khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vi lượng, trung lượng và đa lượng cũng như các vitamin, các hydrat cacbon và các nguồn dinh dưỡng có lợi khác của cây cũng thay đổi theo.

Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh trưởng cây trồng, nhưng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng cho cây. pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, sự hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện pH thấp. Độ chua nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhôm (Al).
-          pH đất cũng được dùng như một chi thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất như sau:
-          pH < 5.0 – Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.
-          pH < 5.5 - xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
-          pH > 7.5 - Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
-          pH > 8.0 – Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu được.
-          pH > 8.5 - lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe.

Ví dụ:  Độ chua của đất, mức độ yếm khí của đất có thể tăng lượng Mn dễ hòa an đến mức mức gây độc. Hiện tượng này thường gặp ở các vùng đất ven biển chua, đất phèn và đất đồi quá chua. Để khử độc Mn, biện pháp đơn giản nhất là bón vôi và thoát tiêu nước làm cho đất được khô.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi pH đất tăng lên hàm lượng đồng dễ tiêu giảm xuống. Cho nên bón vôi cải tạo độ chua cũng dễ dẫn  đến hiện tượng thiếu đồng.
Các loại đất chua, nhiều sắt, nhôm di động càng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu đồng.
Các chất dinh dưỡng không thể tự đi vào các rễ cây, bởi vì các tế bào thực vật được bảo vệ bởi các màng làm cho các ion hòa tan trong nước khó xâm nhập.

Để vượt qua rào cản này, các chất dinh dưỡng được các chất vận chuyển đặc biệt mang vào bên trong cây. Các chất vận chuyển này là các phân tử protein lớn trôi trong các màng tế bào. Chúng nhận diện các ion của chất dinh dưỡng và cho phép các ion này vào trong các tế bào thực vật. Vì các protein chức năng phụ thuộc vào độ pH. Vì vậy, mỗi protein vận chuyển có phạm vi pH tối ưu để nó hoạt động tốt nhất.
Trong thực tế, độ pH ảnh hưởng đến mọi chức năng của vùng rễ.

Duy trì độ pH càng gần với độ pH “điểm ngọt” của các loài thực vật càng tốt rất quan trọng để có được một vụ thu hoạch bội thu. Điểm ngọt là phạm vi pH tối ưu, tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sẵn có để cây hấp thụ. Đối với các cây trồng, điểm ngọt là pH 5,5–6,3.
Phạm vi của độ pH này luôn cần một chút điều chỉnh vì các chất dinh dưỡng khác nhau được cây hấp thụ tốt hơn ở các độ pH hơi khác nhau. Mỗi loài thực vật có phạm vi pH ưa thích để phát triển thậm chí còn thay đổi theo từng giai đoạn (do mỗi giai đoạn cần 1 hàm lượng dinh dưỡng khác nhau).

Trong tự nhiên, đất đầy những vi khuẩn, các chất humate và các chất làm ổn định độ pH khác - tạo ra thay đổi bù đắp tốt về độ pH. Do đó, đất tự nhiên có vai trò như bộ đệm pH tự nhiên. Việc tác động các loại phân bón và thuốc BVTV không phù hợp sẻ làm mất cân bằng các yếu tố này.
Về BVTV, các vi khuẩn và nấm có ích có trong đất và phân vi sinh cần có độ pH hằng định. Các vi sinh vật này phát triển mạnh ở độ pH là 5,5–7,0 . Độ pH axit hơn có thể tạo ra môi trường cho phép các vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cây. Việc đảm bào pH có thể hạn chế rất tốt sự phát triển của dịch hại từ đât như nấm, tuyến trùng, vi khuẫn thậm chí cả côn trùng.

Độ pH của môi trường ảnh hưởng lên sự nảy mầm của một số bào tử nấm. Hầu hết các loài nấm chỉ có thể nảy mầm trong 1 phạm vi pH nhất định. Việc pH cao hay thấp 1 phần sẻ quyết định sự có mặt của nấm hại hay nấm có ích trong đất. Ở điều kiện quá thuận lợi cho nấm hại thì hiệu quả của việc bổ sung nấm có ích gặp hạn chế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét