Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: BỆNH CHẾT NHANH TRÊN LÁ

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN LÁ

Mùa mưa đã bắt đầu thời gian, công tác phòng trị bệnh đang nằm trong thời điểm gay cấn. Hiện nay có 1 triệu chứng mà rất nhiều người vẫn nhầm lẫn rồi xử lý sai dẫn đến kết quả đáng tiếc cho chủ vườn. Xin có đôi lời chia sẽ cùng bà con:

1. Triệu chứng
Biểu hiện ban đầu là những chấm đen nhỏ hơi sũng ướt xuất hiện trên lá sau lớn dần lên và gây rụng. Vết bệnh này bà con vẫn thường nói là như vết nhúng nước sôi.

Bệnh biểu hiện ở các lá sát mặt đất sau đó lan vào thân, cành làm cho tiêu rụng lá hàng loạt, có thể rụng theo từng phần của cây tiêu.
Nếu bệnh tấn công lên trái làm trái thối đen nhưng không teo lại và rụng hàng loạt như có ai nhúng nước sôi vậy. Trên cành non nhiễm bệnh sẻ héo rồi đen đột ngột.
2. Nguyên nhân gây bệnh và sai lầm tai hại
Bệnh do Phytophthora capsici gây ra (nấm gây bệnh chết nhanh). Tuy nhiên nhiều người vẫn hay nhầm với bệnh thán thư, đen lá, thiếu vi lượng hay phun nhầm cỏ cháy hay bón phân bị phạm.
Nhiều người chỉ biết về nấm chết nhanh khi nó tấn công cổ rễ, gây héo đột ngột mà ít để ý rằng: ngoài tấn công cổ rễ nấm này còn có thể tấn công rễ tơ gây vàng lá rồi rụng gần giống chết chậm, tấn công lá và cành sát mặt đất gây triệu chứng như ở trên.
Quy luật hay cơ chế của hiện tượng này là nước mưa làm bắn các hạt đất mamg mầm bệnh lên lá. Mầm bệnh gặp điều kiện quá phù hợp trong mùa mưa nảy mầm và gây bệnh. Sau đó nấm theo mạch dẫn vào thân, cành, trái, rễ… nên có thể gây rụng và chết từng phần hoặc cả cây.
Do đây là biến chứng của chết nhanh nên nhiều nhà vườn vẫn chưa có kinh nghiệm phân biệt với các bệnh thán thư, đen lá… thậm chí coi thường nên hậu quả rất khôn lường. Trong vòng 4 ngày nấm bệnh có thể lây lan phá hủy cả vườn tiêu nếu mưa dầm. Việc phát hiện và xử lý sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
3. Phân biệt
Nếu là bệnh thán thư, bón phân bị phạm, dính cỏ cháy…. thì thông trường sẽ có quầng vàng viền quanh do cây có cơ chế tự đề kháng, vết bệnh có thể khô và để lại màu xám và lõm vào. Các nguyên nhân này lá thường không rụng ngay mà 1 thường gian sau mới rụng hoặc có thể không rụng. Thêm 1 lưu ý nữa bệnh thán thư, đen lá thường gây hại tháng 5 và sau thu hoạch. Hai bệnh này nhìn chung có thể giải quyết được và ít nguy hiểm. Bị toàn cây chứ không chỉ bộ phận gần mặt đất.

Nếu là do nấm Phytophthora capsici gây ra (nấm gây bệnh chết nhanh) thì không có viền vàng bao quanh, viết bệnh hình tròn đều do cây không kháng được. Các lá nhiểm bệnh thường rụng nhanh sau đó. Triệu chứng như cây bị dội nước sôi vậy. Biểu hiện ban đầu chỉ ở các lá gần mặt đất do nước mưa bắn lên.
4. Lưu ý

Do nguồn bệnh phát sinh từ đất nên song song với việc ngăn chặn nấm trên cây phát triển và thân thì dưới đất phải chú trọng xử lý triệt để. Phải xử lý cả lối đi. Hạn chế xới xáo trong vườn làm đứt rễ vì mầm bệnh đang ở mức cao.
Không để nước mưa chày tràn trong vườn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét