Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu: Kĩ thuật trồng và giâm hom thân tiêu sau khi đã cắt xong?

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Kĩ thuật trồng và giâm hom thân tiêu sau khi đã cắt xong?

Kĩ thuật trồng và giâm hom thân tiêu sau khi đã cắt xong?
Hom từ thân, dây thân sau khi đã cắt xong có thể đem trồng liền hay đem giâm cho ra rễ mới đem trồng. Nếu trồng thẳng ra vườn, người ta để dây hom nghiêng một góc 45o so với nọc, với 3 - 4 đốt chôn trong đất, phần ngọn còn lại được buộc vào nọc. Trồng xong hom được che mát thật kĩ và tưới nước ngay để hom đỡ héo, khi trồng thẳng ra vườn thì công tác quan trọng nhất là che mát và trưới nước, trong các ngày đầu cần phải tưới 4 - 5 lần, nếu để hom thiếu nước thì lá sẽ bị rụng và hom không ra rễ, đưa tới tỉ lệ chết cao
Trường hợp giâm cho ra rễ trước khi trồng thì môi trường giâm có  thể làm bằng 2/3 đất mặt tốt, hay đất vét từ mương lên, phơi khô, băm nhỏ và trộn thêm 1/3 phân chuồng (phân trâu, bò, dê, …đã hoại, không nên dùng phân gà, vịt hay heo chưa hoại vì các loại này dễ gây bệnh cho cây con) hay phân rác mục. Độ dày chừng 20 - 25 cm, mặt nền hơi nghiêng để dễ thoát nước. Trên có mái che bằng các vật liệu như lá dừa, dừa nước hay lá chuối khô. Các hom được ghim vào môi trường cũng nghiêng một góc khoảng 30o so với mặt nền. Không nên ghim quá dày, các lá che rợp nhau sẽ làm cho lá bị rụng, ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom
Tuần đầu tưới nước 3 - 4 lần / ngày, các tuần sau khi hom đã cứng bớt nước lại chỉ còn 1 - 2 lần ngày. Lưu ý đừng để môi trường giâm úng nước có hại cho rễ tiêu và giảm tỉ lệ hom ra rễ. Sau khi giảm 2 - 4 tuần thì hom ra rễ có  thể đem trồng ngay hay cho vào bầu hoặc cho vào bội tre để dưỡng thêm một khoảng thời gian khoảng 2 - 3 tháng rồi đem trồng.
Việc giâm hom cho ra rễ rất dễ dàng trong mùa mưa, thường đạt kết quả với tỉ lệ cao từ 70 - 80 %. Nhưng trong mùa nắng không có điều kiện phun sương hay thiếu nước thì kết quả thường đạt ở mức thấp hơn
Nguồn: Thư viện điện tử
Hom từ thân, dây thân sau khi đã cắt xong có thể đem trồng liền hay đem giâm cho ra rễ mới đem trồng. Nếu trồng thẳng ra vườn, người ta để dây hom nghiêng một góc 45o so với nọc, với 3 - 4 đốt chôn trong đất, phần ngọn còn lại được buộc vào nọc.

Trồng xong hom được che mát thật kĩ và tưới nước ngay để hom đỡ héo, khi trồng thẳng ra vườn thì công tác quan trọng nhất là che mát và trưới nước, trong các ngày đầu cần phải tưới 4 - 5 lần, nếu để hom thiếu nước thì lá sẽ bị rụng và hom không ra rễ, đưa tới tỉ lệ chết cao.



Trường hợp giâm cho ra rễ trước khi trồng thì môi trường giâm có  thể làm bằng 2/3 đất mặt tốt, hay đất vét từ mương lên, phơi khô, băm nhỏ và trộn thêm 1/3 phân chuồng (phân trâu, bò, dê, …đã hoại, không nên dùng phân gà, vịt hay heo chưa hoại vì các loại này dễ gây bệnh cho cây con) hay phân rác mục. Độ dày chừng 20 - 25 cm, mặt nền hơi nghiêng để dễ thoát nước. Trên có mái che bằng các vật liệu như lá dừa, dừa nước hay lá chuối khô. Các hom được ghim vào môi trường cũng nghiêng một góc khoảng 30o so với mặt nền.

Không nên ghim quá dày, các lá che rợp nhau sẽ làm cho lá bị rụng, ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom.

Tuần đầu tưới nước 3 - 4 lần / ngày, các tuần sau khi hom đã cứng bớt nước lại chỉ còn 1 - 2 lần ngày. Lưu ý đừng để môi trường giâm úng nước có hại cho rễ tiêu và giảm tỉ lệ hom ra rễ. Sau khi giảm 2 - 4 tuần thì hom ra rễ có  thể đem trồng ngay hay cho vào bầu hoặc cho vào bội tre để dưỡng thêm một khoảng thời gian khoảng 2 - 3 tháng rồi đem trồng.

Việc giâm hom cho ra rễ rất dễ dàng trong mùa mưa, thường đạt kết quả với tỉ lệ cao từ 70 - 80 %. Nhưng trong mùa nắng không có điều kiện phun sương hay thiếu nước thì kết quả thường đạt ở mức thấp hơn.

Nguồn: Thư viện điện tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét